phèn chua là gì?
Phèn chua là gì?
Phèn chua là muối sulfat kép của kali và nhôm KAI(SO4)2. Phèn chua thường dược tìm thấy ở dạng tinh thể khi ngậm 24 phân tử nước: KAl(SO4)2·12H2O hoặc K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Phèn chua còn được gọi là phèn nhôm, người ta biết đến phèn nhôm còn trước cả kim loại nhôm. Phèn chua không độc, có vị chát chua, ít tan trong nước lạnh nhưng tan rất nhiều trong nước nóng nên dễ tinh chế bằng kết tinh lại trong nước. Cũng do tạo kết tủa AL(OH)3, nên khi khuất vào nước đã dính kết các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành hạt đất to hơn, nặng và làm chìm xuống làm nước trở nên trong vắt. Đó là lý do nhiều người vẫn dùng phèn chua làm trong nước để sử dụng.
Khi nhắc đến phèn chua thì không ít người lo ngại về độ độc hại khi nó được sử dụng là một chất phụ gia để làm thực phẩm tăng thêm độ trắng, giòn và dai khi chế biến. Tuy nhiên, phèn chua là hòa chất được sự cho phép của Bộ Y tế sử dụng trong thực phẩm. Chỉ cần sử dụng phèn chua với liều lượng theo công thức pha chế thông thường theo khuyến cáo của Bộ Y tế thì món ăn hoặc sản phẩm sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt là trong đông y, phèn chua được kết hợp với các vị thuốc khác sẽ có tác dụng chữa bệnh hiệu quả không ngờ như: trị phong cấm khẩu, trị nhức đầu biếng ăn do đờm kết, dùng để rơ lưỡi trẻ em, trị bí tiểu, trị hôi nách, trị lở ngứa,…
=> Dùng phèn chua lọc nước có được không?
=> Công dụng khác của phèn chua
Phèn chua có hại cho sức khỏe không?
Điều mà làm cho người ta nghi ngờ và e ngại là nhôm có trong phèn chua. Thông thường cơ thể con người không cần đến nhôm, nhưng đa số thực phẩm có chứa trung bình khoảng 5mg/kg nhôm. Nhôm khi vào cơ thể sẽ hấp thụ bằng đường ruột, một phần nhôm sẽ được tích lũy nhiều nhất là ở các mô phân bố khắp cơ thể (đa số là ở xương), phần còn lại sẽ được bài tiết ra ngoài theo phân hoặc nước tiểu. Một phần nhôm được đưa vào cơ thể ở dạng nào thì sẽ có tỉ lệ tích lũy và đào thải khác nhau.
Có một số người cho rằng nhôm có khả năng gây bất lợi đến hệ thần kinh, vào thời gian trước nhôm bị kết án là đã gây ra bệnh alzheimer (suy giảm trí nhớ), vì khi giải phẫu cho các bệnh nhân này, các chuyên gia đã phát hiện ra hàm lượng nhôm cao bất thường trong não. Nhưng cáo buộc này ngay sau đó đã được giải tỏa. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn hơn, tổ chức an toàn Châu u (EFSA), và tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây, đã kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng nhôm trong thực phẩm và đưa ra khuyến cáo với mức 60mg nhôm mỗi tuần với người nặng 60kg.