Menu

Trang chủ
Giới thiệu

Sản phẩm
Sản phẩm

Báo giá
Báo giá

Tin tức
Tin tức

Hệ thống lọc nước giếng

Hướng dẫn
Hướng dẫn

Liên hệ

Cách xử lý nước giếng khoan nuôi cá cảnh hiệu quả

Một trong những thắc mắc nhiều người vẫn thường hỏi liệu dùng nước giếng khoan nuôi cá cảnh được không? Hôm nay mình tổng hợp các kiến thức và gom lại cách Hướng dẫn xử lý nước giếng khoan nuôi cá cảnh cho các bạn tham khảo.

Hiện nay, trong môi trường nuôi cá cảnh bằng nước ngọt có nước máy, nước mưa, nước giếng khoan là 3 loại nước chính. Để sử dụng nguồn nước này cho cá không bị chết, bạn phải lọc nước, xử lý nước làm sao cho nguồn nước trong sạch, không bị ô nhiễm, loại bỏ hoàn toàn các tạp chất, các kim loại nặng thì mới cho cá vào bể nuôi nhé.

Nuôi cá cảnh là một trong những thú vui của nhiều người hiện nay, đặc biệt là cánh mài râu. Nhưng việc nuôi cả cảnh không hề đơn giản mà cần có kỹ thuật và môi trường thích hợp nếu không chúng lũ cá sẽ dể chết.

I. Hiện trạng các loại nước nuôi cá cảnh hiện nay

Hiện nay con người thường chọn các loại nước sau đây để nuôi cá cảnh: Nước máy, nước giếng khoan và nước mưa. Với nước máy chứa nhiều clo, nhiều tap chất nitri, asen… Nước mưa thì có hàm lượng axit, asen lớn khiến cá chậm phát triển, khiến quá trình mọc rêu diễn ra nhanh hơn. Nhưng những chất độc hại này chỉ chiếm một lượng nhỏ sẽ không khiến cá cảnh chết ngay và thời gian lâu dần cá có màu nhợt nhạt, không muốn ăn và chết.

Còn nước giếng khoan có lẽ nhiều người cho rằng là sạch nhất, phù hợp với việc nuôi cá cảnh nhưng đây là nguồn nước bị nhiễm phèn, sắt và mangan…

Khi nuôi cá trong một thời gian lâu khiến cá bị nhiễm kim loại nặng, không phát triển tốt, màu sắc không đẹp như đúng bản chất của loại cá cảnh bạn đang nuôi. Biểu hiện rõ nhất là cá nuôi lâu nhưng mãi vẫn không lớn, vẩy của nó không được đẹp.

Môi trường lý tưởng nhất dành cho cá sinh sống là cần đảm bảo sạch sẽ, nước không bị nhiễm các loại hóa chất, kim loại nặng hoặc các chất gây hại khác.

Bên cạnh đó, người nuôi cần đảm bảo quá trình sống của cá được an toàn như cung cấp khí oxy, bể cá luôn sạch sẽ, ngăn ngừa khả năng gây bệnh và lây lan bệnh từ bên ngoài cho cá.

II. 3 cách xử lý nước nuôi cá cảnh không bị chết

Việc chơi cá cảnh vào những ngày gần tết là thú vui của hàng nghìn người từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, việc chơi cá cảnh không phải chuyện đơn giản, nó là cả một kỹ thuật của người nuôi cá cảnh.

Để có được một bể cá cảnh đẹp trong nhà là cả một khâu chuẩn bị kỹ lưỡng từ việc lựa chọn cá cảnh phù hợp, xây dựng bể cá, dùng các thiết bị máy móc hỗ trợ và xử lý nước nuôi cá cảnh để cá có môi trường sống tốt nhất

Nguồn nước tốt chính là môi trường sống tốt cho tất cả các loại cá. Mỗi một nguồn nước đều có những nhược điểm riêng của nó. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ tập trung phân tích vào việc phân tích nguồn nước ngọt để nuôi cá.

1. Đối với nguồn nước mưa:

Dù bạn vừa mới hứng được nguồn nước mưa mới nhất, hay sẵn có được một thời gian thì bạn đặc biệt lưu ý đến vấn đề xử lý nước mưa nhé. Vì trong nước mưa, hàm lượng axit rất lớn, asen có trong nước rất lớn sẽ nhanh chóng xuất hiện rêu xanh, cá bị suy dinh dưỡng, khó phát triển…

2. Với nguồn nước máy:

Theo nghiên cứu, nếu chúng ta không xử lý clo trong nước máy trước khi tiến hành nuôi cá thì tỉ lệ cá chết sẽ lên 95% so với các nguồn nước khác. Nguồn nước máy do thành phố cung cấp tuy đã được xử lý cơ bản và sạch sẽ nhưng khi cung cấp đến cho người tiêu dùng thì không tránh khỏi nhiễm những tạp chất dư thừa từ môi trường xum quanh như clo, nitri, asen… Nếu trong nguồn nước máy nhiễm các hợp chất này mà chưa được xử lý trước khi nuôi cá thì ngay lập tức bạn sẽ thấy cá có những triệu chứng bỏ ăn, bơi lội chậm, màu sắc nhợt nhạt, sau một thời gian bạn sẽ thất cá bị co giật và chết.

3. Với nguồn nước giếng khoan:

Đặc thù nguồn nước giếng khoan ở Việt Nam chính là ph thấp nước bị nhiễm sắt, mangan nặng, không thích hợp nuôi cá cảnh. Bạn cần phải sử dụng những vật liệu lọc nước hồ cá cơ bản nhất như than hoạt tính, cát mangan, sứ lọc,... chuyên dùng để lọc và xử lý triệt để các kim loại có trong nước.

III. Hướng dẫn xử lý nước giếng khoan nuôi cá cảnh

1. Dùng nước giếng khoan nuôi cá cảnh được không?

Như đã phân tích ở trên thì nguồn nước giếng khoan chứa phèn, sắt, mangan… nên nếu nuôi cá cảnh sẽ khiến chúng châm phát triển, độ đẹp của cá không được như mong muốn. Tuy nhiên không phải như vậy là không thể nuôi cá cảnh bằng nguồn nước này mà vẫn có phương án để khắc phục được nó. Nếu nước giếng khoan được xử lý sạch sẽ một cách hợp lý, loại bỏ được các chất độc hại và thực hiện đúng quy trình thì việc nuôi cá vẫn diễn ra bình thường, cá phát triển đồng đều, độ thẩm mỹ cao.

2. Trước khi thả cá vào bể

Một điều mà người nuôi cá cần lưu ý đó là trước khi thả cá vào bể bạn cần vệ sinh sạch sẽ bể cá. Vì khi sinh sống trong bể cá thải ra chất bẩn cộng thêm lượng thức ăn dư thừa khiến bể cá bị bẩn rất nhiều.

Vệ sinh sạch sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn tồn tại trong bể giúp bảo vệ cá tránh khỏi những bệnh lây nhiễm. Ngoài ra, bạn cần lưu ý tùy thuộc vào kích thước của bể cá cân nhắc số lượng cá phù hợp.

Nếu số lượng cá quá nhiều nhưng bể hơi nhỏ thì tần suất thay nước tăng lên nhiều hơn.

3. Cách giúp cho bể cá luôn sạch sẽ và không bị nhiễm bẩn

Sử dụng ống xi phông: Ống xi phông có tác dụng hút hết những chất bẩn trong bể cá ra ngoài được dân chơi cá chuyên nghiệp lắp đặt vào bể cá của mình. Ống này được bán trên nhiều cửa hàng cá cảnh bạn có thể vào một nơi bất cứ là mua được ngay.

Lắp đặt hệ thống lọc nước giếng khoan để nuôi cá cảnh: Hệ thống này có thể loại bỏ hết được tạp chất trong nước, đáp ứng được độ pH từ 7-7,5 giúp cá cảnh có tuổi thọ cao hơn.

Cách thay nước cho cá cảnh: Đầu tiên bạn cần phải vớt hết cá ra khỏi bể nhưng nhớ là phải nhẹ nhàng tránh làm tổn thương đén vẩy và đuôi của cá. Dùng nước giếng khoan đã được xử lý để rửa sạch bể rồi xả nước sạch vào bể. Để khoảng 5-10 phút rồi cho cá vào lại bể.

IV. Kinh nghiệm dùng nước giếng khoan nuôi cá

Ngoài bảo đảm an toàn nguồn nước khi nuôi cá cảnh chúng ta cần lưu ý một số vấn đề để việc nuôi cá đạt hiệu quả hơn. Cụ thể như sau:

Có thể sử dụng nước giếng khoan nuôi cá nếu nước giếng khoan đủ các điều kiện: pH (6,5 – 7,5), DO (oxy hòa tan >3mg/l), hàm lượng sắt trong nước Fe <0,1mg/l , độ cứng… nếu nó chưa đạt điều kiện cần lọc để xử lý trước khi đưa vào bể nuôi cá.

Quy trình cơ bản khi sử dụng nước giếng khoan nuôi cá

a. Xây dựng bể xử lý lọc nước giếng khoan

Để cá có thể sinh trưởng và phát triển bình thường thì việc xử lý nước giếng nuôi cá cảnh là rất quan trọng. Một nguồn nước sạch chính là môi trường sống hoàn hảo cho tất cả các loài cá. Tuy nhiên, như đã phân tích thì trong nước giếng có chứa nhiều sắt, phèn, mangan,… nên nếu nuôi cá sẽ khiến chúng chậm phát triển và không được đẹp như mong muốn.

Vì vậy, để sử dụng nguồn nước này thì bạn cần phải biết cách xử lý nước hợp lý. Và việc xử lý nước giếng nuôi cá cảnh hợp lý chính là làm sao có thể loại bỏ đi các tạo chất, kim loại nặng trong nước để cá có thể phát triển bình thường.

Các vật liệu cấu tạo của một bể lọc đơn giản.

  • Sỏi đá: Lọc thô…

  • Vật liệu Filox: Là một loại vật liệu đã được hoạt tính hóa, chuyên dùng để khử các sắt (Fe2+), mangan (Mn), và mùi tanh của sắt FeS2

  • Hạt nhựa Corosex: Với thành phần chính là magieoxit giúp nâng pH của nước và loại bỏ kim loại hòa tan trong nước.

  • Than hoạt tính: Hấp phụ Clorine, các hợp chất hữu cơ gây màu mùi, cải thiện vị tự nhiên của nước, giúp nước ngon ngọt hơn.

b. Phơi nước

Thường sau khi bơm lên bạn phải để nước tiếp xúc với không khí ít nhất 1 ngày trước khi cho vào bể cá, Bạn nên cho vi sinh và sủi oxy / chạy bơm lọc để đẩy nhanh thời gian oxy hóa các kim loại. Đồng thời làm bay hơi các khí có hại hòa tan trong nước giếng khoan.

Vi sinh sẽ tạo môi trường sống tốt cho các loại cá cảnh.

Trường hợp bạn không tạo được bộ lọc và không có sẵn vi sinh và sủi oxy hoặc chạy bơm lọc thì cũng không sao, bạn nên chứa nước giếng khoan trong 1 hồ chứa khác, để phơi trong vài ngày để lắng cặn kim loại, bay hơi khí độc. Sau đó lấy nước ở mặt trên của hồ này để nuôi cá cũng được nhé.

Trong lúc phơi nước có thể thả thêm rong, bèo hoặc các cây thủy sinh nhé.

c. Kiểm tra môi trường sống của cá khi nuôi bằng nước giếng khoan

Bạn nên thử cho nước giếng khoan đã xử lý vào hồ khoảng 1/3 và theo dõi sức khỏe của cá. Sau đó tăng dần lượng nước giếng khoan lên.

Khi cá đã quen với môi trường nước giếng khoan đã xử lý, bạn mới thả thêm nhiều loài khác vào nhé.

Tin tức liên quan
Cách xử lý nước giếng khoan bị nhiễm phèn
Nguồn nước ngầm giếng khoan hiện nay bị phèn khá nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thiết bị vệ sinh và sức khỏ người sử dụng chính vì…
Cách xử lý nước giếng khoan nuôi cá cảnh hiệu quả
Một trong những thắc mắc nhiều người vẫn thường hỏi liệu dùng nước giếng khoan nuôi cá cảnh được không? Hôm nay mình tổng hợp các kiến thức và gom…
Cách xử lý nước giếng khoan nhiễm mặn
Nước giếng khoan nhiễm mặn là nguồn nước giếng có chứa hàm lượng lớn các chất muối hòa tan (chủ yếu là NaCl) vượt qua ngưỡng cho phép. Thông thường,…
Thông tin hỗ trợ
Chính sách đổi trả
Để mang đến sự thuận tiện và trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, Lọc Nước Tân Bình có những chính sách phù hợp khi khách hàng có nhu cầu…
Chính sách quyển riêng tư
Lọc nước Tân Bình tôn trọng quyền riêng tư của mỗi cá nhân, vì thế chúng tôi luôn cố gắng bảo vệ toàn bộ thông tin của mọi người. Chính…
Thông tin tuyển dụng
Thông tin tuyển dụng
ĐIỀU KHOẢN THƯƠNG MẠI
ĐIỀU KHOẢN THƯƠNG MẠI, Trang web locphen.vn được thiết kế xây dựng phù hợp với các tiêu chuẩn quy định hiện hành của Nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ…
Hình thức thanh toán
Phương thức Giao hàng – Trả tiền mặt chỉ áp dụng đối với những khu vực Tân Bình hỗ trợ giao nhận (phạm vi giao hàng ≤ 15km tính từ…