Hướng dẫn kiểm tra nồng độ Caco3 trong nước
Chỉ số CaCo3 (độ cứng) khá quan trong trong nước nuôi tôm và nước sinh hoạt. Hôm nay công ty Tân Bình xin hướng dẫn các bạn cách kiểm tra nồng độ Caco3 với 4 bước đơn giản bằng KH Test.
I. Độ cứng là gì?
Độ cứng hay còn gọi là CaCO3 là 1 hợp chất hóa học có tên gọi đầy đủ là Canxi Cacbonat. Trên thế giới, có khoảng 5% khối lượng khoáng chất CaCO3 hoặc các đồng phân của nó.
Hợp chất vô cơ được tồn tại dưới dạng đá vôi, đá cẩm thạch, đá phấn,… Ngoài ra còn được biết đến là thành phần chính trong vỏ sò, xương, vỏ ốc. CaCO3 cũng chính là nguyên nhân cốt lõi gây nên hiện tượng nước cứng trong nước sinh hoạt.
Tùy theo mức độ, người ta phân chia như sau:
- Độ cứng khoảng từ 0 – 50mg/l -> Nước mềm
- Độ cứng trong khoảng 50 – 150mg/l -> Nước hơi cứng
- Độ cứng trong mức từ 150 – 300mg/l -> Nước cứng
- Độ cứng > 300mg/l -> Nước rất cứng
II. Hướng dẫn kiểm tra độ cứng của nước(Caco3) bằng KH test
1. Quy cách đóng gói sản phẩm
Bộ Test kiềm kH Sera là một hộp màu vàng. Bên trong có 1 lọ dung dịch 15ml, lọ thủy tinh chuyên dụng để láy mẫu nước.
Trọng lượng:
- Mỗi hộp nặng 65 g.
- Nguyên thùng: 5 kg.
Kích thước hộp Test kH:
- Hộp: 9 x 4 x 13,5 cm.
- Nguyên thùng: 57 x 45 x 17 cm.
Cung cấp Test Sera bao gồm:
- 1 lọ Sera kH Test 15ml.
- 1 ống nghiệm chia vạch.
- Hướng dẫn sử dụng.
- Hộp đựng.
2. Sử dụng Test kH để đo độ kiềm
Cần sử dụng Test kH Sera kiểm tra thường xuyên độ cứng của nước. Ứng dụng trong kiểm tra nước sinh hoạt để có hướng xử lý hoặc trong các ao nuôi tôm, nuôi cá. Bơi vì khi mật độ tảo trong ao cao, quá trình quang hợp của chúng sẽ làm độ kiềm tăng nhanh (pH > 9). Độ kiềm cao (pH > 8.5) có thể ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm vì thế cần phải giảm độ kiềm.
Hình ảnh bộ KH test kiểm tra caco3 trong nước.
3. Cách sử dụng KH test kiểm tra Caco3
Để sử dụng Test KH được đúng cách, nên làm theo 4 bước như sau:
- Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều lọ thuốc thử trước khi sử dụng.
- Rửa lọ thủy tinh và tráng lọ nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ thủy tinh bằng khăn sạch.
- Nhỏ từng giọt thuốc thử vào lọ thủy tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, lắc đều mẫu nước sau mỗi giọt cho đến khi chuyển màu từ xanh sang vàng thì dừng nhỏ.
- Lấy số giọt thuốc thử nhân với 17,9 sẽ tính được hàm lượng mg/l CaCO3 hoặc nhân với 21,8 sẽ tính được hàm lượng mg/l HCO3-.
Nhỏ các thuốc thử vào lọ thủy tinh đến khi mẫu nước có màu vàng như hình dưới thì dừng nhỏ. Lưu ý đếm số giọt nhỏ nhé.
Sau khi nước trong lọ chuyển sang màu vàng ta dừng nhỏ và lấy số giọt nhỏ đó nhân với 17,9 để ra nồng độ Caco3, hoặc nhân cho 21,8 để tính nồng độ HCO3.
Mẫu nước kiểm tra cho ra 250,6 mg/l đây là chỉ số nước cứng vì nằm trong khoản 150-300mg/l tuy nhiên vẫn còn trong ngưỡng cho phép của bộ y tế về nước sinh hoạt. Ngưỡng cho phép của bộ y tế về độ cứng (CaCO3) là dưới 300 mg/l.
Xem thêm: Các chỉ tiêu nước sinh hoạt bạn cần biết
4. Bảo quản
- Rửa lọ thủy tinh lại bằng nước sạch.
- Đóng chặt nắp chai thuốc thử ngay sau khi sử dụng.
- Lưu trữ nơi thoáng mát và để tránh xa tầm tay trẻ em.
- Bảo quản bộ đo kiềm Test kH cẩn thận cho lần sử dụng sau.
III. Video cách kiểm tra Caco3 (độ cứng nước) cực đơn giản
Hi vọng những chia sẽ trên sẽ giúp cho các bạn có thể tự kiểm tra độ cứng CaCo3 nước nhà mình một cách đơn giản nhất. Cám ơn các bạn đã luân tin tưởng ủng hộ Lọc Nước Tân Bình trong thời gian qua.